10 mẹo hay chống say nắng hiệu quả vào những ngày trời nắng gắt
- Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.
- Tránh ra ngoài vào những thời điểm nắng gắt
- Trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động
- Làm thoáng mát môi trường làm việc
- Thường xuyên uống nước dù chưa khát.
- Không uống đồ uống lạnh
- Tránh đồ uống có cồn và chất caffeine
- Tắm nước ấm để giải nhiệt
- Thường xuyên vận động, tập luyện tăng cường sức khỏe
- Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng.
- Điều trị cho người bị say nắng
Để đề phòng tình trạng bị say nắng trong tiết trời nắng nóng , oi bức, cần tuân thủ một số việc làm sau:
Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.
Sau từ 1 -1.5 giờ hoạt động dưới thời tiết nắng nóng ngoài trời, chúng ta nên dành 10 -15 phút nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.
Tránh ra ngoài vào những thời điểm nắng gắt
Thời điểm nắng gát nhất trong ngày thường từ 12 giờ trưa tới khoảng 3 giờ chiều, vì vậy bạn nên tránh ra ngoài vào những khung giờ này. Nếu phải đi ra ngoài, hãy chọn nơi râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ ngơi giữa chừng ở nơi râm mát, hoặc bóng cây mát nào đó giúp cơ thể hạ nhiệt, điều hòa không khí.
Trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động
Làm việc ngoài trời nắng khiến cơ thể dễ mất sức, bạn nên trang bị cho mình những thiết bị chống nắng khi lao động như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,… Tuy nhiên cần lưu ý, quần áo không được quá chật, gây cản trở quá trình tản nhiệt của cơ thể. Chất liệu vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi và nên chọn các màu sáng vì màu tối, đặc biệt là màu đen thường dễ “bắt nắng” hơn, tăng nguy cơ hấp thụ nhiệt vào bên trong cơ thể.
Làm thoáng mát môi trường làm việc
Không gian bí bách cùng điều kiện làm việc khắc nghiệt, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng. Đơn giản nhất, hãy đặt một chậu nước trong phòng, hoặc cạnh nơi làm việc giúp bạn tránh được khả năng bị mất nước, ngạt thở do say nóng.
Thường xuyên uống nước dù chưa khát.
Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây, nước ép rau xanh. Cơ thể bạn cần tối thiểu 2 lít nước một ngày và sẽ nhiều hơn vào những ngày nắng nóng, oi bức. Bạn nên lưu ý bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, tránh để tình trạng quá khát mới uống, khi đó cơ thể bạn đã rơi vào trạng thái thiếu nước.
Không uống đồ uống lạnh
Dù rất hấp dẫn trong mùa hè nóng nực, đồ uống lạnh có thể gây ra những cơn đau bụng. Thay vào đó, bạn chỉ nên uống các thức uống mát mà thôi.
Nguồn ảnh : Kenh14.vn
Tránh đồ uống có cồn và chất caffeine
Đây là hai thức uống hoàn toàn phải tránh trong mùa này. Tốt nhất, bạn nên uống nước ép hoa quả hoặc nước giải khát chứa đường và muối. Một cốc nước chanh đường hoặc muối trước khi ra ngoài trời nắng cũng hạn chế khả năng say nắng.
Tắm nước ấm để giải nhiệt
Các nhà khoa học đã chứng minh: cách giúp cơ thể thải nhiệt tốt nhất là nên để cơ thể tự thoát hơi qua các lỗ chân lông. Nước ấm giúp loại bỏ những bụi bẩn và các tế bào chết bám trên da đồng thời còn làm các lỗ chân lông giãn nở giúp cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể hoạt động tốt hơn.
Thường xuyên vận động, tập luyện tăng cường sức khỏe
Tập luyện nâng cao sức khỏe giúp cơ thể chống chịu với sự khắc nghiệt của thời tiết. Tránh tập luyện vào những thời điểm nắng gắt. Nên tập vào buổi sáng sớm hoặc tối và đảm bảo bù nước cho cơ thể sau khi tập luyện.
Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng.
Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo, đậu xanh,...
Điều trị cho người bị say nắng
Báo Sức khỏe và đời sống cho biết, khi gặp trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:
- Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
- Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.