Các hành trang cần thiết phải có cho sinh viên năm 1 khi bước vào cánh cửa đại học
Sau khi trải qua kì thi đại học đầy gian nan và thử thách, sinh viên bước vào cánh cửa đại học với bao nhiêu háo hức, mộng mơ. Đây được đánh giá như dấu mốc quan trọng của cuộc đời, bước sang trang mới, sang một môi trường học tập và sinh hoạt hoàn toàn mới. Để có một khởi đầu thuận lợi và thành công trong quãng thời gian này, Chia sẻ tài nguyên sẽ mang đến hành trang cho bạn cần chuẩn bị hành trang đầy đủ và phù hợp.
Chuẩn bị hành trang cho sinh viên năm 1 khi bước vào cánh cửa đại học
Hành trang về tinh thần
Tâm lý tự tin và sẵn sàng học hỏi khi bước vào đại học
-
Khi bước chân lên cánh cửa đại học, thì việc làm quen với phương pháp học tập mới là việc rất cần thiết. Có thể mất vài tuần hoặc 1 tháng đầu để làm quen với từng phong cách giảng dạy của mỗi giảng viên. Thường khi học trên giảng đường, việc nghe giảng và tiếp thu kiến thức sẽ chiếm phần lớn hơn việc ghi chép bài. Vậy nên, tân sinh viên cần xem trước bài giảng hoặc giáo trình để đỡ bỡ ngỡ nhé!
-
Sôi nổi phát biểu và mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân cũng là một điểm cộng lớn gây ấn tượng với giảng viên. Việc tương tác trong giờ học tập không chỉ khiến bài giảng trở nên hiệu quả mà còn đưa không khí học tập tích cực, thoải mái.
Tư duy tự lập
Rời xa vòng tay bố mẹ để bước ra ngoài cuộc sống, tân sinh viên sẽ còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ. Tuy nhiên, để khắc phục điều này, các bạn cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định kịp thời, làm chủ tình huống. Khi có sự việc ngoài mong muốn xảy ra cần nhanh chóng liên hệ và kết nối mọi người để được giúp đỡ.
Hành trang về tinh thần
Hành trang về kỹ năng, kiến thức
Kiến thức cơ bản
Với năm đầu đại học, các bạn sẽ được làm quen với các môn học đại cương như: Triết học Mác - Lê nin, Giải tích, Xác suất thống kê, pháp luật đại cương…Vì vậy tân sinh viên cũng cần củng cố lại nền tảng kiến thức cấp 3 và tìm hiểu trước về khung chương trình học và lên kế hoạch học tập phù hợp.
Kỹ năng học tập trau dồi
-
Quản lý thời gian: Vào đại học, sẽ không ai nhắc nhở bạn về giờ giấc. Vậy nên, kỹ năng quản lý thời gian là vô cùng cần thiết đối với sinh viên. Lên các thành phố lớn, nhiều bạn rất muốn đi làm thêm để phụ giúp tiền nhà, tiền học cho phụ huynh hoặc có tiền tiêu và điều này cũng rất dễ khiến bạn mất cân bằng giữa việc học và làm. Cần lập thời gian biểu và tuân thủ nghiêm chỉnh theo nó.
-
Kỹ năng ghi chép và tự học: Khi nghe giảng, tân sinh viên có thể note nhanh ra giáo trình hoặc ipad, điều này vừa giúp bạn lưu lại những điều mà giảng viên lưu ý. Nên đọc trước giáo trình và dành ra thời gian tìm ra phương pháp học đối với mỗi môn học.
-
Kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình: Nhiều môn học, giảng viên yêu cầu sinh viên cần lên thuyết trình và phản biện. Vậy nên bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước buổi thuyết trình như: laptop, slide…Có thể thiết kế slide bằng các công phổ biến như: Powerpoint, Canva, Slide go, Google slide…
Kỹ năng sống
-
Kỹ năng quản lý tài chính: đóng vai trò quyết định trong việc giúp sinh viên có một cuộc sống ổn định về mặt vật chất. Tự quản lý chi tiêu, lập kế hoạch ngân sách, biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý là những điều mà mỗi sinh viên cần trang bị. Việc này không chỉ giúp tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chính mà còn tạo thói quen tốt cho cuộc sống sau này. Sinh viên nên học cách ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng ngày, lập kế hoạch tài chính cho tháng và luôn có một khoản dự phòng cho các tình huống khẩn cấp.
-
Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ: là yếu tố quan trọng giúp sinh viên mở rộng mạng lưới xã hội và nhận được nhiều cơ hội trong học tập cũng như công việc. Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp bạn thể hiện ý kiến, quan điểm một cách rõ ràng mà còn giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô và đồng nghiệp. Bên cạnh đó, kỹ năng xây dựng mối quan hệ giúp bạn tạo lập và duy trì các kết nối có giá trị, từ đó nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ và mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Hành trang về kỹ năng, kiến thức
Hành trang về vật chất
-
Phương tiện đi lại: Sinh viên có thể chọn sử dụng xe đạp, xe máy hoặc phương tiện công cộng để thuận tiện trong việc di chuyển đến trường và các nơi khác.
-
Đồ dùng học tập: Trước tiên, sách vở và tài liệu học tập là những thứ không thể thiếu. Sinh viên cần sắm đầy đủ giáo trình, sách tham khảo và các dụng cụ ghi chép như sổ tay, bút viết, bút nhớ. Máy tính xách tay cũng là một công cụ học tập quan trọng, hỗ trợ sinh viên trong việc tra cứu thông tin, làm bài tập và nghiên cứu.
-
Đồ dùng cá nhân: Quần áo, giày dép và các vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm cần được chuẩn bị đầy đủ. Đối với những sinh viên ở trọ, việc sắm sửa các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như chăn, ga, gối, nệm, bếp ga mini, nồi cơm điện, và các dụng cụ nấu ăn cũng rất quan trọng. Ngoài ra, một số đồ dùng y tế cơ bản như thuốc đau đầu, thuốc cảm, băng gạc cũng nên được chuẩn bị để dùng trong những trường hợp cần thiết.
Hành trang về vật chất
Xem thêm: Tổng hợp các vật dụng quan trọng phải có khi tân sinh viên mới ở trọ
Hành trang về kết nối thông tin
Thông tin liên quan đến trường mà mình nhập học
-
Tìm hiểu về các phòng ban, cơ sở vật chất.
-
Tham gia các diễn đàn, nhóm trên mạng xã hội của trường.
Kết nối với cộng đồng do trường tổ chức.
-
Tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa: Việc tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa cũng giúp sinh viên mở rộng mạng lưới quan hệ, phát triển kỹ năng mềm và có thêm nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Các câu lạc bộ học thuật, thể thao, nghệ thuật hay tình nguyện đều là những môi trường tốt để sinh viên giao lưu, học hỏi và rèn luyện bản thân.
-
Giao lưu với sinh viên cùng khóa, các anh chị khóa trên: không chỉ giúp mở rộng mạng lưới quan hệ mà còn tạo cơ hội học hỏi và phát triển bản thân mà có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong học tập và cuộc sống.
Hành trang về kết nối thông tin
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng này không chỉ giúp sinh viên vượt qua những khó khăn ban đầu mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện và thành công trong tương lai. Từ đó, mỗi sinh viên sẽ có thể tận dụng tối đa những cơ hội và trải nghiệm quý giá trong quãng đời đại học, biến những năm tháng này trở thành một trong những giai đoạn đáng nhớ và ý nghĩa nhất trong đời.