Uống rượu bia sau bao lâu hết nồng độ cồn? Công cụ tính độ cồn online chính xác
Mới đây, nghị định 100/2019/NĐ-CP đã chính thức được chính phủ ban hành, quy định về việc xử phạt những vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt, thay thế cho nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định mới thay thế này đã tăng mức xử phạt với hàng loạt các hành vi vi phạm giao thông đường bộ lên gấp nhiều lần, và thậm chí còn có hành vi tăng gấp 10 lần so với mức quy định cũ.
Đặc biệt hơn, quy định xử phạt lái xe khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở được đặt ở mức 0 tuyệt đối, đã khiến đa phần mọi người quan tâm, và lo lắng. Và ngay lập tức những câu hỏi được đặt ra rằng: ' Uống rượu bia sau bao lâu thì sẽ hết nồng độ cồn trong hơi thở ? ', ' nên cầm lái sau khi uống rượu bia bao lâu để không bị phạt ? '
Để trả lời cho câu hỏi trên, chiasetainguyen sẽ bật mí tới các bạn một công cụ giúp tính toán chính xác nồng độ cồn sau khi uống rượu bia, và tính toán thời gian để cơ thể chuyển hóa hết lượng cồn của rượu bia đã uống vào trong cơ thể, để giúp các bạn tránh bị phạt một cách không thỏa đáng.
Bước 1: Đầu tiên các bạn hãy truy cập vào trang web cung cấp công cụ tính nồng độ cồn online chính xác theo đường link dưới đây:
* Công cụ tra nồng độ cồn,tính thời gian hết nồng độ cồn online
Bước 2: Tại đây, các bạn hãy nhập chính xác các thông tin của bạn như: Giới tính, cân nặng, thể tính rượu bia mà bạn đã uống, và nồng độ cồn của rượu bia đã uống, cuối cùng nhấn " Tra cứu " để tính toán kết quả.
Ví dụ: Nếu bạn nhập giới tính: Nam, cân nặng: 65Kg, Thể tích rượu bia đã uống: 200ml, Độ cồn của rượu bia: 40 độ thì kết quả phân tích tính toán sẽ như hình dưới dây:
Như vậy, là các bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tính được nồng độ cồn có trong cơ thể, và số thời gian an toàn để lái xe sau khi uống rượu bia để tránh bị phạt lỗi nồng độ cồn.
Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế chế uống, sử dụng rượu bia. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn (*), nữ giới khỏe mạnh không uống quá một đơn vị cồn mỗi ngày và không quá 5 ngày/tuần để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, đặc biệt là cân nhắc khi điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống.
*1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%)