Cẩn thận những trò lừa đảo dễ gặp phải trên Facebook hiện nay


Cùng đọc và rút ra những kinh nghiệm, cũng như cẩn thận những trò lừa đảo dễ gặp phải trên Facebook hiện nay đang rất phổ biến.

Việt Nam hiện có khoảng gần 30 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook. Thống kê này còn cho thấy Việt nam có tốc độ phát triển mạng xã hội Facebook vào loại nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển “nóng” này, người sử dụng Facebook đang phải đối với mặt với nguy cơ trở thành nạn nhân của rất nhiều chiêu trò lừa đảo.

Cẩn thận những trò lừa đảo dễ gặp phải trên Facebook hiện nay

1. Dụ xem những clip, hình ảnh hấp dẫn trên facebook.

Với những hình ảnh và clip hot, tin tặc đánh vào tâm lý tò mò của nhiều người để dẫn dụ họ vào một liên kết độc hại từ đó đánh cắp các thông tin tài khoản người dùng.

Thiệt hại: đối mặt với loại hình lừa đảo này, người dùng Facebook sẽ bị tin tặc xem được các thông tin mà người dùng đã làm trên trình duyệt web, lấy trộm thông tin cá nhân, dùng máy tính của người dùng phát tán thư rác…

Cẩn thận những trò lừa đảo dễ gặp phải trên Facebook hiện nay

Cách xử lý: Người dùng Facebook tuyệt đối không nên nhấn vào liên kết lạ có nội “chào mời” liên tục trên Facebook. 

Nếu bạn không truy cập được vào facebook có thể tham khảo cách vào facebook để khắc phục.

2. Làm giả ứng dụng trên Facebook

Với hàng triệu ứng dụng trên facebook, có rất nhiều những ứng dụng “ma” được tạo lên chỉ nhằm mục đích đánh cắp thông tin của người dùng và những mục đích khác. Điển hình nhất có thể kể đến những ứng dụng như like, bói toán, nạp thẻ điện thoại…

Cẩn thận những trò lừa đảo dễ gặp phải trên Facebook hiện nay

Thiệt hại: biến máy tính người dùng thành nơi phát tán liên kết chứa mã độc trên Facebook, tài khoản Facebook có thể bị trục lợi phục vụ vào các việc xem video quảng cáo giúp tin tặc lấy được tiền.

Cách xử lý: Không nên cài đặt thêm các tiện ích làm thay đổi cấu trúc mặc định của Facebook, trong trường hợp đã cài đặt ứng dụng Facebook color changer thì chỉ cần truy cập vào phần quản lý ứng dụng trong trình duyệt web, rồi gỡ bỏ phần mềm này ra khỏi máy. Sau đó, thực hiện việc thay đổi lại tài khoản Facebook.

3. Trúng xe, thưởng tiền, nạp card điện thoại

Tin tặc đã lợi dùng lòng tham của người dùng, để tung tin về việc có “ông chú làm ở Viettel” tiết lộ thông tin về chương trình khuyến mãi đặc biệt gấp 10 hoặc 20 lần giá trị nạp thẻ. Thực chất việc làm này là bạn đã chuyển một số tiền qua số điện thoại khác chứ không được khuyến mãi như trong quảng cáo. Bạn sẽ mất hoàn toàn số tiền mình nạp vào.

Cẩn thận những trò lừa đảo dễ gặp phải trên Facebook hiện nay

Bên cạnh ông chú Viettel thì những tin tặc còn biến tấu bằng những tin tri ấn khách hàng, trúng thưởng trên facebook. Với giá trị giải thưởng lên tới vài trăm triệu, người dùng dễ bị mất tự chủ và cung cấp thông tin cho tin tặc. Từ những thông tin này tin tặc dễ dàng đánh cắp tiền của người dùng.

Thiệt hại: bị tin tặc lợi dụng làm kênh thông tin để phát tán thư rác, nếu thực hiện theo thì sẽ mất tiền oan.

Cách xử lý: không nên tin và làm theo bất kỳ thông tin về khuyến mãi nào được chia sẻ trên các diễn đàn hoặc Facebook. Các chương trình khuyến mại chính thống sẽ được thông báo trên trang chủ của nhà mạng hoặc gửi trực tiếp đến thuê bao của người dùng thông qua các đầu số của từng nhà mạng.

4. Thay đổi liên kết tin tức trong bài viết

Đây được xem là phương pháp lừa đảo nguy hiểm và công phu nhất của tin tặc trên Facebook trong thời gian gần đây. Theo đó, tin tặc sẽ chia sẻ các liên kết giả mạo trang tin tức uy tín để dụ dỗ người dùng truy cập.

Cẩn thận những trò lừa đảo dễ gặp phải trên Facebook hiện nay

Để tăng độ “dụ dỗ”, tin tặc sẽ sử dụng các tiêu đề gây sốc, hình ảnh minh họa nhạy cảm và nguồn liên kết bên dưới được ghi theo các trang tin uy tín. Người dùng khi truy cập sẽ bị chuyển hướng đến trang độc hại và có nguy cơ nhiễm mã độc, chiếm tài khoản Facebook.

Thiệt hại: bị chèn mã độc vào máy tính, khả năng mất tài khoản Facebook cao, bị lợi dụng việc bấm liên kết để tự Like giúp đem tiền quảng cáo về cho tin tặc.

Cách xử lý: Nếu thực sự muốn bấm vào các liên kết chia sẻ gây sốc trên Facebook, trước khi bấm vào người dùng nên rê chuột vào liên kết chứa trong bài và quan sát kỹ phần hiển thị dưới thanh trạng thái (status bar) của trình duyệt xem có hiển thị đúng địa chỉ chia sẻ không, nếu nó hiển thị ra một địa chỉ trang khác thì đây là địa chỉ giả mạo không nên bấm vào.

Kết luận

Bài viết này chỉ mục đích là nêu lên những chiêu trò lừa đảo, phát tán virus trên facebook phổ biến hiện nay. Tuy nhiên còn rất nhiều các kiểu, hình thức khác nữa, các bạn có thể tham khảo các bài viết khác để cảnh giác và bảo vệ tốt tài khoản Facebook. Chúc các bạn sử dụng an toàn!

Nguồn: blog.sbro.me
Thông tin về tác giả Ganhodepzai
Ganhodepzai