Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng đào cổ giúp hoa nở rực rỡ vào dịp xuân về
Việc chăm sóc hồng đào cổ khá đơn giản, hoa có thể nở quanh năm. Tuy nhiên làm sao để loại hoa này nở đúng vào dịp xuân về cần phải có những kỹ thuật nhất định. Hoa có màu phớt hồng, cánh hoa rất mỏng, nếu được chăm sóc tốt hoa nở có thể to bằng bát ăn cơm.
Điều kiện thích hợp để trồng hoa hồng cổ: Vì là cây ưa ẩm nhưng không được đọng nước nên chỉ cần trồng cây ở những nơi thoát nước tốt. Cây có thể thích hợp với mọi điều kiện của khí hậu và có thể sống ở nhiệt độ dưới -15 độ C. Cây hồng đào cổ phát triển rất tốt khi trồng trên chậu.
Đất trồng cây hoa hồng đào cổ: Phù hợp với đất ruộng cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa. Hoa hồng đào cổ yêu cầu trồng ở độ pH: 6-7, nếu đất chua (độ pH dưới 5,5) kết hợp rắc vôi bột từ để diệt khuẩn nếu đất bị nhiễm khuẩn.
Thời điểm và kỹ thuật cắt tỉa cho hoa hồng đào cổ
Để cây hoa hồng đào cổ nở nhiều lại đúng dịp như ý muốn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ lựa chọn thời điểm bấm tỉa hoa tàn và cắt tỉa cành lá; chế độ bón phân; thời tiết, khí hậu vào dịp này và chế độ phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng thế nào cho hợp lý.
Trước tiên, việc cắt tỉa khá quan trọng nhưng phải đúng thời điểm cây mới cho ra nhiều hoa. Thời điểm tiến hành cắt tỉa cũng phải đợi cho cả cây hồng đã gần như tàn hết hoa rồi mới bắt đầu cắt tỉa. Cắt tỉa toàn bộ cành chết, cành khô, hỏng hoặc bệnh nặng, cắt tỉa những cành xấu, cành dưới gốc, hoặc không có tác dụng trong thẩm mỹ toàn cục của cây hồng. Cắt tỉa toàn bộ lá vàng, lá bệnh, hoa tàn, bông nào chưa tàn hoặc gần tàn cũng cắt.
Cắt tỉa thường là từ 3 – 4 lá tùy thuộc vào giống hồng sẽ cho kết quả tốt nhất. Việc cắt tỉa cũng phải dựa vào thời tiết theo từng vùng. Đối với cây hồng mới trồng dưới 1 năm hoặc những cây không khỏe mạnh còi cọc, thì khi hoa tàn chỉ cắt 1 đoạn ngắn phía dưới bông hoặc chỉ cắt bông.
Cây hoa hồng cũng có hiện tượng vàng lá, thường xảy ra trong mùa mưa. Đây là những lá già hoặc bị sâu bệnh phá hại, cần phải lặt bỏ hết.
Chăm sóc cho hoa hồng đào cổ
Vì là cây ưa nắng nên đặt cây tại nơi có lượng ánh nắng dồi dào. Tươi cây 1 lần 1 ngày hoặc bổ sung ngay khi thấy phần đất trồng dưới gốc chuyển se khô.Trước khi trồng sang chậu mới hoặc trồng xuống đất vườn cần bón lót bằng phân chuồng hoặc phân lân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Nên sử dụng nhiều phân chuồng mục, các loại phân vi sinh, bùn ao phơi ải và phân NPK cho hoa hồng thay cho phân đơn đạm, lân, kali cây sẽ tốt bền hơn.
Kỹ thuật bao hoa hồng đào cổ
Trường hợp cây không được bao hoa sẽ không nở được đều. Dùng giấy chuyên dùng có màu trắng và không ngấm nước, quấn chặt vừa kín bông hoa chuẩn bị nở theo hình chóp nón. Làm như vậy sẽ khiến hoa nở đồng loạt và có thể nở vào thời điểm mình mong muốn.
Phòng trừ một số sâu, bệnh hại hoa hồng đào cổ
Những bệnh hay gặp ở hoa hồng mà bạn nên lưu ý như bệnh thán thư, bệnh đốm đen , bệnh gỉ sắt , bệnh phấn trắng ....Ngoài ra còn một số bệnh do côn trùng gây ra như rệp , nhện đỏ, nhện trắng , ốc sên , sâu. Khi hoa hồng nhà bạn có một trong những biểu hiện trên bạn cần quan sát phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của cây bằng các thuốc đặc trị mua tại cửa hàng và phun theo hướng dẫn.