Lễ vật không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo


Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những phong tục truyền thống quan trọng và lâu đời của người Việt Nam. Lễ cúng là dịp đưa tiễn các Táo về Trời báo cáo một năm đã qua. Để có một lễ cúng trọn vẹn và ý nghĩa, việc chuẩn bị mâm cúng cho ông Công ông Táo là việc vô cùng quan trọng mà gia chủ cần lưu tâm.

Lễ vật không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo

Lễ vật không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo

Chuẩn bị lễ vật đầy đủ cúng ông Công ông Táo

Bộ mũ áo ông Công ông Táo: Bộ mũ áo Ông Công Ông Táo bao gồm mũ, áo, hia. Sẽ gồm 2 mũ cho ông Táo và 1 mũ cho bà táo (mũ bà Táo sẽ không có 2 cánh chuồn). Những chiếc mũ sẽ được thay đổi theo năm theo ngũ hành.  

Tiền vàng mã, sớ dâng ông Công ông Táo: Số lượng và loại vàng mã cần chuẩn bị tùy thuộc vào phong tục của mỗi gia đình, thường bao gồm tiền vàng, thỏi vàng và các vật phẩm khác. Đặc biệt, mỗi gia đình cần chuẩn bị 1 lá sớ để đề đạt mong ước nguyện vọng đến thần linh, theo tín ngưỡng, việc viết sớ sẽ giúp gia chủ thuận lợi hơn trong việc buôn bán và may mắn. 

Hoa quả: Thường thì người ta chọn các loại hoa quả như chuối, cam, bưởi, quýt, không chỉ vì màu sắc tươi tắn mà còn vì những ý nghĩa phong thủy tích cực mà chúng mang lại, như sự đủ đầy, sung túc và may mắn.

Trầu cau: lễ vật truyền thống không thể thiếu, thể hiện lòng hiếu kính và sự trong sáng.

Mâm cúng ông Công ông Táo cơ bản bao gồm

Đồ cúng có thể gồm các món ăn chay hoặc mặn, tùy theo từng gia đình và phong tục vùng miền. Các món chay như xôi, chè, hoa quả thể hiện sự thanh tịnh, sạch sẽ, còn các món mặn như thịt heo quay, giò lụa, nem chả tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Sự đa dạng trong các món cúng không chỉ thể hiện lòng hiếu kính mà còn là cách để gia đình cầu nguyện cho một năm mới đầy đủ, ấm no.

Mâm cúng Ông Công Ông Táo cơ bản bao gồm nhiều lễ vật truyền thống, mỗi món đều mang ý nghĩa tâm linh và phong tục văn hóa sâu sắc.

Mâm cúng đồ mặn: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc 1 khổ thịt vai gáy luộc, 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Mâm cúng đồ chay: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống.

Mâm lễ cúng đầy đủ gồm: Gà trống; xôi đỏ; 3 chén rượu ba màu đỏ , trắng, vàng (màu đỏ mang lại vận khí tốt, màu trắng mang lại tài lộc, màu vàng mang lại sự bình an); 3 chén trà ba loại mùi vị khác nhau; ngũ quả đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ; bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần; vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá. Trong mâm lễ phải có 3 con cá chép; 9 cây cây nến đỏ.

Lễ vật không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo

Mâm cúng ông Công ông Táo cơ bản bao gồm

Mâm cúng cho ông Công ông Táo thì nên đặt ở đâu là thích hợp

Vị trí đặt mâm: Theo phong tục truyền thống, mâm cúng thường được đặt tại bàn thờ Táo quân, nơi bếp, vì Táo quân là vị thần bảo vệ bếp lửa và gia đình. Đây là không gian sạch sẽ, trang nghiêm, tượng trưng cho sự trong sạch và yên bình của gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có bàn thờ Táo quân, nên mâm cúng cũng có thể đặt ở không gian trang trọng, thanh tịnh trong nhà.

Hướng đặt mâm cúng: Nên đặt mâm cúng theo hướng tốt, như hướng Đông Nam hoặc Đông, để cầu mong may mắn và phước lành. Tránh đặt mâm cúng ở những hướng không tốt, như hướng Tây Bắc, vì có thể mang lại điều không may cho gia đình.

Thời gian làm lễ: Thường diễn ra từ ngày 22/12 âm lịch đến 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch

Lễ vật không thể thiếu khi chuẩn bị mâm cúng ông Công ông TáoMâm cúng cho ông Công ông Táo thì nên đặt ở đâu là thích hợp

Quy trình cúng ông Công ông Táo đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị mâm cúng, lễ vật tươm tất, đầy đủ

Bước 2: Thắp nhang và đọc văn khấn tiễn ông Công ông Táo: Bài khấn này là lời cầu nguyện, bày tỏ lòng thành kính và mong muốn những điều tốt lành cho gia đình. Sau khi đọc văn khấn, gia chủ đợi cho hương cháy hết rồi thắp thêm một tuần hương nữa, sau đó tiến hành lễ tạ. Việc lễ tạ này là để bày tỏ lòng biết ơn và xin phép tiễn đưa các vị thần Táo về trời.

Bước 3: Đợi hương tàn, lễ tạ, hóa vàng, thả cá: gia chủ hóa vàng mã, một hành động biểu trưng cho việc gửi các lễ vật cúng đến các vị thần. Tiếp đó, cá chép được thả ra ao, hồ, sông, suối, tượng trưng cho việc tiễn đưa các vị Táo quân về trời, báo cáo mọi việc trong năm qua với Ngọc Hoàng.

 

Hòa chung bầu không khí cuối năm, đây là dịp mà gia đình cùng nhau chuẩn bị mâm cúng thật chu đáo, đầy đủ . Qua đó không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn giúp kết nối các thành viên trong gia đình, tạo ra không gian linh thiêng và trang trọng.

 

 

Nguồn: Tổng hợp
Thông tin về tác giả Ngọc Huyền
Ngọc Huyền
Chào các bạn mình là Huyền ! Mình hay viết lách chia sẻ các thông tin hữu ích


Từ khoá:


TIỆN ÍCH



Dự báo thời tiết

Giá vàng ngoại tệ