Bánh chưng xanh cho ngày Tết an lành


“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” Lời câu đối quen thuộc vang lên gợi nhớ đến không khí Tết đang tới cận kề. Như một món ăn truyền thống không thể thiếu, bánh chưng là biểu tượng cho điều tốt đẹp mà con cái dành cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Cùng làm một chiếc bánh chưng xanh tự nhiên thêm ngon ngọt và ấm lòng những ngày đầu năm mới!

Truyền thống gói bánh chưng

Truyền thống gói bánh chưng được cha ông hun đúc từ lâu đời, tuy tốn công một chút bù lại cả gia đình được vui vẻ hơn. “Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ, cành mai vàng bên cành đào tươi” từ lâu như một thước đo cho sự tròn trịa của đất trời. Gói bánh chưng vì thế là cả một nghệ thuật để bánh ngon, lại giữ được hương vị của mọi nguyên liệu.

Nghệ thuật gói bánh trưng xanh thơm tự nhiên có những cách khác nhau do lưu truyền qua nhiều thế hệ.Tùy vào khẩu vị và kinh nghiệm từng vùng, bánh sẽ có hương vị và màu sắc đặc trưng riêng.

Bánh chưng xanh cho ngày Tết an lành

Nghệ thuật gói bánh chưng xanh

Ngâm gạo với nước lá giềng

Ai cũng nghĩ gói bánh chưng kiểu gì cũng chả xanh thì việc làm ra chúng lại quá đơn giản. Để bánh xanh quan trọng ở cách ngâm gạo. Gạo nếp ngâm cùng nước lá giềng giã nhỏ, bánh sẽ có màu xanh dẹp tự nhiên và thơm hấp dẫn. Đây là bí quyết nhiều nhà ở Điện Biên đã sử dụng trong những năm qua.

Tiến hành gói bánh trải qua nhiều giai đoạn tỉ mỉ. Các nguyên liệu lá dong, gạo nếp, đỗ xanh được chọn kĩ lưỡng thì chiếc bánh mới được ngon, đẹp.

Bánh chưng xanh cho ngày Tết an lành

Dùng nước tro để ngâm gạo

Tro có tính kiềm nhẹ, nhiều gia đình miền Trung chọn ngâm gạo làm bánh chưng cùng nước tro. Ngâm nước ngập gạo để gạo ngấm đủ và màu đậm đẹp mắt. Khoảng 3 thì vớt gạo và xả nước qua để màu đẹp hơn.

Ngâm gạo nếp theo cách này giúp gạo trong hơn, màu xanh ngọc đẹp mắt mà bánh vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.

Bánh chưng xanh cho ngày Tết an lành

Bánh chưng đẹp mắt nhờ nước lá dứa

Nước lá dứa có tính kiềm không cao nên có thể ngâm gạo nếp khoảng 3 tiếng. Lá dứa thơm và giúp bánh có màu xanh tự nhiên hơn. Đây cũng là cách mà nhiều người áp dụng để đồ xôi ngũ sắc, xôi nhiều màu.

Sau khi rửa sạch, lá dứa xay mịn lọc lấy nước cốt và ngâm với gạo nếp sâm sấp. Với gạo nếp ủ lá dứa, bánh thơm hấp dẫn và đẹp nhờ màu xanh ngọc tự nhiên.

Bánh chưng xanh cho ngày Tết an lành

Luộc bánh bằng nồi tole

Theo kinh nghiệm lâu năm của người làm bánh, nồi tole là môi trường hoàn hảo để luộc. Nó giúp giữ được màu xanh tự nhiên của lá dong, bánh sau khi luộc có màu xanh rền đẹp mắt và hương vị đậm đà.Theo đó luộc bánh chưng bằng củi giúp bánh chín đều và ngon hơn so với nấu bằng ga. Đây cũng là cách giúp tiết kiệm chi phí cho công cuộc làm bánh chưng.

Bánh chưng xanh cho ngày Tết an lành

Bánh chưng thể hiện nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực người Việt. Với những bí quyết trên, nhất định bạn sẽ có một chiếc bánh chưng ngày Tết được hấp dẫn và thơm ngon hơn rất nhiều.

 

Nguồn: Tổng hợp
Thông tin về tác giả Thanh Bình
Thanh Bình




TIỆN ÍCH



Dự báo thời tiết

Giá vàng ngoại tệ