Các lễ hội lớn được tổ chức ở miền Bắc vào tháng 3 âm lịch


Đây là các lễ hội tiêu biểu và đặc sắc của miền Bắc trong tháng 3 âm lịch . Những lễ hội này chứa đựng nhiều giá trị văn hoá truyền thống và nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân gần xa.

1. LỄ HỘI PHỦ TÂY HỒ

Thời gian: 3 - 7/3 âm lịch.
Địa điểm: Phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Bà chúa Liễu Hạnh, Tam tòa Thánh Mẫu.
Đặc điểm Lễ hội: Hội có rước, dâng hương và hát văn.

Các lễ hội lớn được tổ chức ở miền Bắc vào tháng 3 âm lịch

Phủ Tây Hồ nơi người Hà Nội hay đi lễ vào các ngày mùng một, ngày rằm. Phủ được xây vào thế kỷ 16 thờ mẫu Liễu Hạnh. Trong phủ trên cao là tượng chúa Liễu, hai bên là tượng chầu bà đệ nhị, bà đệ nhất. Ở giữa tượng vua cha Ngọc Hoàng, Nam Tào Bắc Đẩu. Phía dưới là tứ phủ công đồng: tượng quan hoàng Mười, quan hoàng Bẩy và nhiều di vật có giá trị khác. Ngày 3/3 âm lịch là ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh, rước kiệu các Mẫu từ phủ Tây Hồ qua đường Yên Phụ, Cổ Ngư, ngược lại đường Quán Thánh tới đền Nghĩa lập (32 phố Hàng Đậu) lấy mã rồi quay lại, xem ngày tốt xấu thấy vào các ngày 6 - 7/3 có các cuộc thi văn, hát chầu văn, đàn hát ở chùa Phổ Linh (thôn Tây Hồ) lôi cuốn nhiều người tham gia.

2. Lễ hội Yên Tử

Ðịa điểm: Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí 
Thời gian: Hàng nãm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch)

Các lễ hội lớn được tổ chức ở miền Bắc vào tháng 3 âm lịch

Lễ hội Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến Lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. 

3. LỄ HỘI ĐỀN HÙNG

Thời gian: 8 - 11/3 âm lịch. Chính hội ngày 10/3 âm lịch

Địa điểm: Núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: Các Vua Hùng.

Các lễ hội lớn được tổ chức ở miền Bắc vào tháng 3 âm lịch

Lễ hội là ngày giỗ của toàn dân tộc. Cùng lúc với lễ hội dâng hương tại đền Hùng ở Phú Thọ còn có lễ dâng bái tại đền Hùng ở TP Hồ Chí Minh, đền Hùng ở Nha Trang và nhiều địa phương khác.Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.

Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích... Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.

Lễ hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc, vị trí địa lý linh thiêng trong xem phong thủy, mà còn ở tín ngưỡng riêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

4. Lễ hội chùa Thầy

Thời gian: 5 - 7/3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
Đối tượng suy tôn: Pháp sư Từ Ðạo Hạnh, ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Đặc điểm: Lễ cúng phật và chạy đàn. Trò chơi rối nước.

Các lễ hội lớn được tổ chức ở miền Bắc vào tháng 3 âm lịch

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, nơi thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua và được nhân dân coi là ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. 

Lễ hội diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày 7 tháng 3 âm lịch là chính hội. Hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc, trang nghiêm. Quần chúng bị cuốn hút theo nhịp hát kinh của các nhà sư.

Trong các ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi, đặc biêt là khách được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc mà sân khấu biểu diễn ở ngay trước Thủy Ðình. Có nhiều tích trò rối như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật.

5.Lễ Hội Phủ Dầy

Thời gian: Từ ngày 3-8/3 Âm lịch 

Địa điểm: Xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Đối tượng suy tôn:Thái Mẫu Liễu Hạnh

Các lễ hội lớn được tổ chức ở miền Bắc vào tháng 3 âm lịch

Lễ hội gồm nhiều nghi lễ và lễ dâng hương biết ơn bà Chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, có nhiều lễ hội khác trên Việt Nam thờ bà Chúa Liễu Hạnh, nhưng hội Phủ Dầy là lễ hội long trọng nhất và được đông đảo dân chúng tham gia hơn cả.

Ngoài phần lễ, đến với Hội Phủ Dầy, khách du lịch có được tìm hiểu kiến trúc và văn hóa những di tích khác như phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng 

 

Nguồn: Tổng Hợp
Thông tin về tác giả Xiao Ying
Xiao Ying




TIỆN ÍCH



Dự báo thời tiết

Giá vàng ngoại tệ