Cách nhận biết những dấu hiệu của bệnh bạch hầu đang gây sốt những ngày qua
Theo ghi nhận ngày 7/7/2024 tại Bắc Giang đã có trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh bạch hầu. Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Vì vậy, Chia sẻ tài nguyên sẽ gửi đến bạn những dấu hiệu nhận biết bệnh bạch cầu giúp độc giả phòng, tránh bệnh bạch hầu một cách tốt nhất.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch cầu
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến để nhận biết bệnh bạch hầu:
- Viêm họng và sốt: Có triệu chứng đau họng nghiêm trọng và khó nuốt; sốt nhẹ đến cao.
- Mảng giả mạc: xuất hiện mảng trắng xám trên amidam gây hẹp đường thở và dẫn đến khó thở
- Mệt mỏi toàn thân và chán ăn.
- Sưng hạch: bạch huyết sưng ở cổ gây lên đau nhức khó chịu
- Biến Chứng Tim Mạch và Thần Kinh
- Bạch hầu có thể gây viêm cơ tim, dẫn đến nhịp tim bất thường và suy tim.
- Bệnh có thể gây tổn thương thần kinh, dẫn đến yếu cơ, liệt cơ, và khó nuốt.
Cách phòng chống bệnh bạch hầu
1. Tiêm phòng: Đến cơ sở y tế tiêm vắc- xin phòng bệnh bạch hầu
- Đối với trẻ em dưới 7 tuổi: Sử dụng vaccine DTap. Tuy nhiên DTap không phù hợp với mọi trẻ, trẻ không tiêm được vaccine DTap nên tiêm các loại vaccine khác để chỉ chưa bệnh bạch hầu.
- Đối với người lớn: Sử dụng vaccine TDap. Nên tiêm TDap càng sớm càng tốt ở tuổi 11 và tuổi 12. Tuy nhiên, Vaccine có phản ứng với người bị dị ứng nghiêm trọng. Các vấn đề sau khi tiêm có thể bị đau, sưng, sốt nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy…
2. Giữ vệ sinh cá nhân:
- Tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước.
3. Sử dụng khẩu trang y tế: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chỗ đông người
Cách phòng chống bệnh bạch hầu
Cách xử lý khi bị nhiễm bệnh bạch hầu
Đi Khám Bác Sĩ Ngay Lập Tức
Khi có triệu chứng nghi ngờ bị bạch hầu, cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan qua đường hô hấp, do đó cần cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác.
Điều Trị Bệnh Bạch Hầu
- Bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Thường dùng penicillin hoặc erythromycin trong vòng 14 ngày.
- Điều trị bằng huyết thanh chống độc bạch hầu (diphtheria antitoxin) để trung hòa độc tố do vi khuẩn tiết ra. Việc này cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Theo Dõi và Phòng Ngừa Biến Chứng
- Bạch hầu có thể gây viêm cơ tim, do đó cần theo dõi chức năng tim mạch và điều trị kịp thời nếu có biến chứng.
- Kiểm tra các triệu chứng liên quan đến thần kinh như yếu cơ, liệt cơ, đặc biệt là các cơ liên quan đến hô hấp và nuốt.
Qua đó, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccine và giữ gìn vệ sinh cá nhân đối với cả người lớn và trẻ em. Cần kịp thời đến nơi điều trị sớm nhất nếu như có các triệu chứng trên.