Tạm khóa báo có là gì ? Tạm khoá báo có có nhận được tiền không ?


Tạm khóa báo có là gì và khi này tiền có được chuyển vào tài khoản không là câu hỏi được giải đáp cụ thể và chi tiết tại bài viết này. Cùng tìm hiểu về khái niệm tạm khóa báo có theo nghiệp vụ ngân hàng.

Tạm khóa báo có là gì ? Tạm khoá báo có có nhận được tiền không ?

Tạm khóa báo có là gì ?

Tạm khóa báo có là gì?

Tạm khóa báo có theo nghiệp vụ ngân hàng có nghĩa là tạm thời khóa tài khoản thanh toán, tạm dừng tất cả các giao dịch tại thẻ trong trường hợp chủ tài khoản thông báo thẻ bị mất cắp hoặc xuất hiện các cuộc giao dịch mạo danh.

Khi khách hàng đăng ký dịch vụ thông báo biến động số dư thì trong các trường hợp khả nghi phía ngân hàng sẽ gửi thông báo tạm khóa báo có vào tài khoản.

Giải thích rõ hơn:

  1. Khi tài khoản khoá báo có (khoá nhận tiền vào) thì sẽ KHÔNG chuyển tiền vào được (tài khoản sẽ không nhận được tiền).
  2. Giả sử trong thời gian tạm khoá có người chuyển khoản vào (thường là chuyển khoản thường hoặc dùng UNC) thì Ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 2-3 ngày làm việc nếu tài khoản người nhận không mở VÀ (lưu ý là VÀ nhé) KHÔNG có yêu cầu ghi có của NGƯỜI CHUYỂN TIỀN thì tiền sẽ được back về cho người gửi. Tiền chỉ vào được tài khoản khi và chỉ khi: tài khoản được mở lại (mà tiền chưa back trả người gửi) VÀ (lại VÀ nhé) có yêu cầu của người chuyển tiền là đồng ý tiếp tục ghi có (chuyển tiền) cho tài khoản đó.

Khi nào chủ tài khoản nhận được thông báo tạm khóa báo có vào tài khoản?

Chủ tài khoản ngân hàng sẽ nhận được thông báo “Tạm khóa báo có” trong một số trường hợp dưới đây:

  • Khi xuất hiện những sai sót giữa các chủ tài khoản dùng chung
  • Khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý
  • Khi phía ngân hàng nhận được các báo cáo về quá trình thanh chuyển khoản xảy ra nhầm lẫn. Lúc này số tiền được báo lỗi và tài khoản khách hàng có thể bị phong tỏa.

Tạm khóa báo có có nhận được tiền không?

Tạm khóa báo có có nhận được tiền không?

Tạm khóa báo có có nhận được tiền không?

Trong Livestream của mình, bà Phương Hằng có giải thích Tạm khóa báo có là một cách “treo” tài khoản, tài khoản bị treo này vẫn nhận được tiền sau khi mở trở lại bình thường và trường hợp người khác chuyển vào tài khoản đang tạm khoá báo có thì vẫn chuyển được như bình thường.

Tuy nhiên, theo như chúng tôi tìm hiểu được từ các nhân viên ngân hàng, trong đó có Vietcombank, "tạm khóa báo có" là nghiệp vụ tạm khóa tài khoản một chiều, có nghĩa rằng chủ tài khoản sẽ tạm thời không nhận được tiền chuyển đến, tuy nhiên vẫn có thể thực hiện chuyển tiền đi và các dịch vụ khác.

Khi tài khoản đang trong trạng thái "tạm khóa báo có", người khác chuyển tiền vào tài khoản này sẽ không ghi có vào tài khoản mà bị treo lên và sẽ được hoàn về tài khoản người chuyển có thể trong ngày hoặc vài ngày tuỳ thuộc vào từng ngân hàng nếu chủ tài khoản không đồng ý nhận. Tuy nhiên nếu chủ tài khoản đồng ý nhận thì có thể mở khoá ra để nhận.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn có một nghiệp vụ khác là "tạm khóa tài khoản", tức tài khoản tạm khóa cả hai chiều nhận tiền và chuyển tiền.

Trường hợp nào thị bị tạm khóa, đóng, phong tỏa tài khoản ngân hàng?

Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN hợp nhất Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt có quy định các trường hợp tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:

Điều 12. Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán

1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:

a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b)[11] Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

c)[12] (được bãi bỏ)

d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.

4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đóng tài khoản thanh toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN có quy định

Điều 13. Đóng tài khoản thanh toán

1. Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:

a) Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;

b) Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;

d) Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

đ) Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán:

a) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết, mất tích hoặc theo yêu cầu của người giám hộ hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự;

b) Chi trả theo quyết định của tòa án;

c) Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận.

Kết luận

Qua những giải thích và tìm hiểu trên đây, mong rằng bạn đã có khái niệm rõ ràng hơn về "tạm khóa báo có". Chia sẻ thông tin hữu ích đến bạn bè và người thân ngay bây giờ !

Nguồn: Tổng Hợp
Thông tin về tác giả Minh Nguyệt
Minh Nguyệt
Mình là Nguyệt! Phụ trách mảng nội dung tiện ích ảnh, hi vọng các bài viết của mình sẽ có ích cho các bạn