Những quy tắc cần biết khi cho trẻ ăn dặm


Ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo được sự phát triển an toàn cho bé, quá trình ăn dặm phải tiến hành đúng cách. Dưới đây, chiasetainguyen sẽ tổng hợp cho bạn một số lưu ý cực kì quan trọng khi bắt đầu quyết định cho bé ăn dặm.

 

1.Thời điểm bắt đầu và kết thúc phải chính xác

Thông thường, các bé được cho ăn dặm từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt ( mẹ thiếu sữa, bé có “nhu cầu” lớn…) việc ăn dặm có thể bắt đầu từ 4 – 5 tháng tuổi. Đây là giai đoạn sữa mẹ không thể cung cấp đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của bé nữa, nên việc bổ sung thêm từ bên ngoài là thiết yếu.

Những quy tắc cần biết khi cho trẻ ăn dặm

Hãy cho bé ăn dặm vào thời điểm phù hợp. Ảnh: Internet

Và sau 24 tháng, việc ăn dặm nên được kết thúc, để tránh việc ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bé như làm bé không biết nhai hay khó thích nghi khi đi nhà trẻ.

2.Lượng ăn vừa đủ

Đừng ép bé ăn quá nhiều và cũng đừng xây dựng thực đơn ngoài tầm với của bé. Về nguyên tắc, bé ăn dặm sẽ là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn.

 Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượng thực phẩm, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần. Cùng với sự lớn lên của bé, các bữa ăn cũng được tăng đều khoảng 2 tháng/ lần.

Những quy tắc cần biết khi cho trẻ ăn dặm

Hãy cho bé ăn với lượng vừa đủ. Ảnh: Internet

3.Vẫn bổ sung sữa mẹ hoặc sữa bột đều đặn

Khi bé ăn nhiều, nhu cầu về sữa của bé sẽ giảm đi, tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý điều chỉnh để đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Đặc biệt, với trẻ dưới 1 tuổi, khẩu phần hàng ngày vẫn phải luôn đảm bảo 70% là sữa.

4.Cân đối thực đơn ăn cho bé

Việc cân đối thực đơn là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng là vừa đủ.Ở mỗi giai đoạn, thực đơn của bé sẽ rất khác nhau. Ví dụ, giai đoạn 5 – 8 tháng, thực đơn của bé chủ yếu vẫn là rau củ nghiên và dầu thực vật. Nhưng khi bé lớn lên, trong đó cần thêm nhiều protein từ thịt, cá…

Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác… Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây.

Những quy tắc cần biết khi cho trẻ ăn dặm

Hãy chú ý phối hợp và cân đối thực đơn cho bé. Ảnh: Internet

5.Theo dõi mọi phản ứng của con trong quá trình ăn dặm

Sau mỗi lần thử thức ăn mới, mẹ cần theo dõi phát hiện kịp thời các dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ: chướng bụng đầy hơi, nổi ban đỏ li ti ở mặt, chảy nước mũi nước mắt, phân lỏng hoặc có nhày, ban đỏ quanh hậu môn (dấu hiệu chỉ điểm), quấy khóc, nôn hay chớ nhiều hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu kể trên thì cần ngừng thức ăn và hỏi ý kiến bác sĩ.

Những quy tắc cần biết khi cho trẻ ăn dặm

Chú ý mọi phản ứng của bé khi ăn dặm. Ảnh: Internet

Trong quá trình ăn, nếu bé có dấu hiệu không muốn tiếp tục hợp tác thì không nên bắt ép bé và ngừng bữa đó lại. Bé cần thời gian thích nghi thêm với bữa ăn cũng như “chọn” mùi vị mình yêu thích. Và nếu bé có dấu hiệu không muốn ăn, đừng nên ép bé, vì nó sẽ rất khó khăn nếu lần sau bạn muốn tiếp tục.

Trên đây là một số lưu ý cực quan trọng mà chiasetainguyen đã tổng hợp và muốn giới thiệu cho bạn. Hãy lưu ý để bé có một quá trình ăn dặm hoàn hảo nhé !

Nguồn: Tổng hợp
Thông tin về tác giả Mun Mun
Mun Mun
Chào các bạn ! Mình là Mun thích viết blog chia sẻ các thông tin hữu ích